Rừng tĩnh tại khi rừng mãi xanh, ta tĩnh tại khi ta cân bằng
- Người viết: Marketing & Sale lúc
- Tin tức
“Tĩnh tại” nghĩa gốc là ở yên một chỗ, nhưng cụm từ này lại có một nét nghĩa khác được biết đến nhiều hơn, đó là “trạng thái cân bằng và ổn định”.
Văn hóa phương Đông suốt mấy ngàn năm qua luôn đề cao sự tĩnh tại. Thiền môn Nhật Bản (Zen) đề ra rất nhiều phương cách khác nhau để con người đạt đến trạng thái này: thực hành trà đạo, viết thư pháp, thiền định… hay thậm chí là tắm rừng “Shinrin Yoku” - đi chân trần vào rừng để cảm nhận trực tiếp hơi thở của rừng.
1. Giữ rừng nguyên vẹn màu xanh
Những cánh rừng có trạng thái “tĩnh tại” của riêng mình. Rừng tĩnh tại khi nó được bảo tồn trọn vẹn trạng thái tự nhiên, khi các loài động thực vật trong rừng được tự do sinh trưởng.
Dưới tán lá xanh rì là những gia đình culi, voọc, công… Trên thảm cỏ xanh biếc là những loài hoa đủ màu sắc vươn mình đón nắng. Những mầm sống ấy hằn vào lòng rừng những dấu chân xanh - dấu vết của sự sống mơn mởn căng tràn.
Đối với con người, một cánh rừng ở trạng thái “tĩnh tại” chính là nơi chốn an lành để ta có thể tìm về mỗi khi cảm thấy mệt mỏi, áp lực với cuộc sống. Đôi khi, giữa lòng thành phố chật chội bốn bề là nhà cao tường lớn, ta khát khao được đặt chân lên những trảng cỏ xanh non mơn mởn của rừng.
Rừng xanh luôn là nơi chốn an lành để ta tìm về những khi áp lực, mệt mỏi.
Tất cả chúng ta đều có chung sứ mệnh bảo vệ trạng thái nguyên sơ, tự nhiên của rừng. Mỗi cánh rừng cần được bảo tồn về mặt đa dạng sinh học, đồng thời phải được bảo vệ khỏi những tác động tiêu cực từ bên ngoài như nạn phá rừng, săn bắt thú trái phép, khai thác gỗ quá mức… Bên cạnh đó, cần phải lan tỏa rộng rãi thông điệp bảo tồn rừng đến cộng đồng để bất cứ ai cũng có thể trở thành một phần của hành trình bảo vệ “lá phổi xanh” cho trái đất.
Những dấu chân của sức sống căng tràn và của niềm khát khao được chạm đến rừng.
Nhiều cá nhân và tổ chức đã và đang làm rất tốt công việc nâng cao ý thức xã hội về bảo vệ rừng, Menard Việt Nam cũng nằm trong số đó. Những ngày đầu hạ tháng 4, Thương hiệu mỹ phẩm và spa cao cấp từ Nhật Bản đã phối hợp cùng Cuc Phuong Jungle Paths tổ chức giải chạy xuyên Vườn Quốc gia Cúc Phương ở cự ly 10km và 25km, mang những dấu chân xanh thẳm phủ lên đại ngàn. Đó là dấu chân của sức sống căng tràn và của niềm khát khao được chạm đến rừng, được giữ mãi màu xanh của rừng mà Menard cùng Tri kỷ vẫn luôn ấp ủ.
2. Giữ lòng ta tĩnh tại an lành
Đối với con người, tĩnh tại chính là khi cơ thể khỏe mạnh nhẹ nhàng và tâm hồn an nhiên, thanh thản.
Con người có thể đạt được trạng thái “tĩnh tại” thông qua sự cân bằng toàn diện: cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, giữa tiếp xúc với công nghệ và hòa mình vào thiên nhiên, giữa rèn luyện trí óc và rèn luyện thể lực…
Bên trong trái tim rừng, tâm hồn ta nhờ được ôm ấp, vỗ về mà trở nên an nhiên như trẻ thơ.
Những hoạt động thể thao như giải chạy xuyên rừng có thể giúp người tham gia đạt đến trạng thái tĩnh tại cả về thể chất lẫn tinh thần. Cơ thể nhờ vận động mà được điều hòa, cân bằng. Tâm hồn nhờ được ấp ôm vào lòng rừng mà được thanh lọc để trở nên an nhiên, thư thái.
Chính những dấu chân xanh màu sức sống, xanh màu khát khao đã đưa con người đến gần hơn với đại ngàn, lấp đầy những “khoảng trống" của đại ngàn, từ đó thấu hiểu và biết ơn những gì mà rừng đã ban tặng. Sự giao cảm giữa con người và rừng xanh là phép màu giúp con người cân bằng cả về thể chất lẫn tinh thần.
Cuộc hạnh ngộ đặc biệt giữa Menard, Tri kỷ và đại ngàn trong giải chạy xuyên rừng Cúc Phương mang tên “Những dấu chân xanh thẳm".
Năm nay, rừng lại lưu dấu thêm những mảng màu xanh mới - màu xanh thẳm trên dấu chân của những con người khát khao giao cảm với thiên nhiên. Giải chạy xuyên Vườn Quốc gia Cúc Phương - Cúc Phương Jungle Path mà Menard đồng hành tổ chức chính là một cuộc hạnh ngộ đặc biệt giữa con người và tự nhiên: trạng thái tĩnh tại của đại ngàn quyện hòa làm một với sự tĩnh tại trong tâm hồn của tất cả những ai chạy vào vòng ôm rộng lớn của rừng xanh bao la.